QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE ĐIỆN ĐỨNG LÁI

LỜI NÓI ĐẦU:

-      Xe điện đứng lái  dạng đứng trong buồng lái, rất an toàn cho người vận hành, xe được trang bị mái bảo vệ-hệ thống khung sườn chắc chắn, phanh tự động.

-      Động cơ mạnh mẽ, tính năng cơ động thích nghi cho sử dụng trong kho xưởng có đường đi hẹp.

-      Là thiết bị nâng gọn nhẹ và dễ sử dụng

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG:

 Quy trình bảo dưỡng toàn bộ được thực hiện theo định kỳ 60 ngày(2 tháng) 1 lần

A.    BẢO DƯỠNG THÂN NGOÀI XE NÂNG

-      Kiểm tra toàn bộ bánh xe bao gồm lốp xe, vòng bi ( châm thêm mỡ bò)

-      Kiểm tra dây xích tải, đánh rửa sạch bằng dầu DO sau đó châm mỡ bò toàn bộ dây xích.

Lưu ý: Không nên châm quá nhiều mỡ bò sẽ tạo điều kiện cho bụi, cát và các vật dụng khác bám vào xích gây khó khăn trong việc chuyển tải và làm nhanh hư hao

-      Đảm bảo độ trùng của xích vừa phải ( Khi càng nâng vừa chạm nhẹ mặt nền nhà thì cũng là lúc dây xích căng là vừa). Xiết chặt 2 con ốc gắn xích ngược chiều nhau để tránh bị tuột ốc gây nguy hiểm cho người sử dụng và tổn thất về hàng hóa rơi vỡ.

-      Bảo dưỡng và kiểm tra kỹ lưỡng các con lăn dẫn hướng cho nâng lên hạ xuống ( nếu cần phải rửa sạch bằng dầu DO sau đó châm mỡ bò mới , phải bảo đảm rằng các con lăn dẫn hướng nâng hạ phải luôn luôn hoạt động trơn tru)

-      Kiểm tra kỹ lưỡng con lăn dẫn hướng cho hệ thống càng nâng dịch chuyển ra vào ( luôn bảo đảm có đủ mỡ bò bôi trơn và sạch sẽ, không có cát hay mạt sắt dính vào, bảo đảm rằng các con lăn dẫn hướng cho hệ thống càng nâng dịch chuyển phải luôn luôn hoạt động trơn tru)

-      Kiểm tra toàn bộ hệ thống ống dầu nhớt dẫn thủy lực nằm phía trước của xe nâng, chắc chắn rằng đường dây đều kín, không bị rò rỉ dầu nhớt thủy lực. Nếu có hiện tượng rò rỉ cần dừng ngay công việc vào bất cứ thời điểm nào để có biện pháp khắc phục bằng cách thay dây mới, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và hàng hóa.

-      Kiểm tra toàn bộ các hệ thống thủy lực bao gồm:

+  Thủy lực nâng hạ (nằm trên giàn nâng),

+  Thủy lực  đẩy và kéo dàn nâng ra vào ( nằm dưới gầm xe nâng hàng)

+  Tthủy lực hỗ trợ càng nâng gật gù ( nằm trên khung có gắn càng nâng)

Tất cả các thủy lực đều phải bảo đảm không bị xì dầu nhớt, nếu bị xì dầu nhớt cần sắp xếp công việc để thay thế gioăng phớt ngay khi có thể

-      Kiểm tra dây dẫn điện của đèn, còi

B.     BẢO DƯỠNG ACQUY

-      Thường xuyên kiểm tra nước của Acquy bằng cách thao tác đẩy bình Acquy về phía trước buồng lái, mở nắp đậy từng ngăn của Acquy . Khi thấy cọc đo nước nổi lên phần trắng của cọc ngang bằng với   miệng nắp bình là vừa, nếu phần đỏ tụt dưới miệng nắp bình acquy ta cần châm thêm nước bằng dung dịch Axit loãng ( tỷ lệ 0,02%). Tuyệt đối không châm nước Axit dùng cho đổ lần đầu Acquy mới. Nếu châm nước Axit đặc dùng cho lần đầu châm Acquy mới thì dần dần nồng độ Axit trong bình Acquy sẽ đậm đặc . Như vậy Acquy sẽ nhanh hư hỏng và sự tích điện sẽ giảm. Nếu khi phát hiện nước của Bình Acquy giảm thấp mà chưa có nước Axit loãng chúng ta có thể tạm thời sử dụng nước mưa( hứng bằng thau nhựa, bảo đảm không có tạp chất) để châm Bình Acquy.

Lưu ý: Để đảm bảo tuổi thọ của Bình Acquy cao nhất khi sạc acquy chúng ta nên mở nắp để cho nhiệt thoát bớt ra ngoài. Khi sạc bình ấm và sẽ bốc mùi Axit nhẹ , đây là hiện tượng bình thường không đáng quan ngại.

Tuyệt đối không sử dụng nước khoáng, nước có lẫn tạp chất Kim loại để châm thêm vào Bình Acquy.

-      Các cọc bình Acquy phải được lau chùi sạch sẽ, khô ráo, tránh hiện tượng ẩm ướt, bề mặt cọc và Acquy bẩn thỉu có thể dẫn điện giữa các cọc gây ra hiện tượng chập nhẹ mà chúng ta không thể phát hiện.

-      Đầu đấu nối giữa Acquy và dây dẫn vào hệ thông máy cần tiếp xúc chắc chắn, tránh hiện tượng tia lửa điện đánh cháy cọc bình Acquy và dây dẫn do tiếp xúc kém khi xe nâng vận hành.

Lưu ý: Khi lâu không sử dụng chúng ta cần sạc dưỡng Bình Acquy 1 tuần 1 lần sạc. Luôn bảo đảm rằng Acquy không bao giờ được để hết điện

C.    BẢO DƯỠNG TRONG BUỒNG MÁY

1.      Trong buồng máy phía trước

-       Buồng máy phía trước chứa các đầu nối dây điện phục vụ cho động cơ, các công tắc đèn, còi, xinhan( nếu có) và hệ thống cầu chì, trợ lực….

-       Vì vậy cần được kiểm tra bằng cách đẩy dàn nâng về phía trước hết cỡ,tháo 2 chiếc Bu lông nằm ngay phía trước thân xe, giáp giàn nâng và nhấc tấm che phía trước ra.

-       Khi đó chúng ta sẽ nhìn thấy buồng máy phái trước. Dùng vòi hơi ( nếu có) hoặc chổi lông loại nhỏ vệ sinh sạch sẽ buồng máy. Luôn luôn giữ buồng máy phía trước khô ráo.

Không để chuột, kiến , gián hay côn trùng khác làm tổ ở buồng máy

Lưu ý: Khi lâu không sử dụng xe nâng hàng cần bảo quản nơi khô ráo, không có côn trùng có thể làm tổ.

2.      Buồng máy phía sau:

-      Buồng máy phía sau rộng hơn buồng phía trước, chưa hầu hết thiết bị quan trọng như Mô tơ nâng hạ, Mô tơ tiến lùi, hệ thống phanh đĩa và các loại cảm biến, trợ lưc lái, bộ sạc trong….

-      Khi bảo dưỡng buồng máy phía sau cần cẩn thận, nhẹ nhàng hút bụi từng góc và khu vực. Buồng máy phía sau rất dễ bị tổn thương nếu bất cẩn.

-      Hầu hết khớp nối ở buồng máy phía sau đã được châm mỡ bò cẩn thận. Vì vậy nếu thấy mỡ bò có hiện tượng đóng keo do bụi, tạp chất thì cần rửa sạch bằng dầu DO sau đó châm mỡ bò mới.

-      Bảo dưỡng và lau chùi sạch đĩa phanh, tuyệt đối không được châm dầu nhớt hoặc mỡ bò lên đĩa phanh hoặc má phanh. Như vậy sẽ làm mất phanh

-      Ngoài vệ sinh buồng máy và châm  mỡ bò cho các khớp nối chúng ta không tháo rời bất cứ chi tiết nào trong buồng máy phía sau.

-      Sau khi bảo dưỡng xong chúng ta đóng cửa, cài chốt ngay để tránh Chuột hoặc các loại côn trùng khác thâm nhập buồng máy.

LỜI NÓI CUỐI: Câu hỏi thường gặp

-      Khi nào cần sạc điện?

Khi thấy đồng hồ báo Pin chỉ còn 1 hoặc 2 vạch pin và lúc đó xe nâng sẽ phát tín hiệu Pin yếu thì chúng ta cần sạc

-      Cách sử dụng sac và sạc Acquy như thế nào?

Xe nâng  đã qua sử dụng( hay còn gọi là hàng bãi) được nhập khẩu tùy từng nước do vậy hệ thống sạc gắn trong xe nguyên bản sử dụng điện áp tùy thuộc vào từng hãng SX và có hiệu điện thế khác nên không thế sử dụng tại Việt Nam vì vậy phải có bộ sạc ngoài kèm theo xe.

   + Đấu nối sạc: Tháo hộp sạc và bỏ sạc ở vị trí cao ráo, thuận tiện, ít người qua lại. Lấy dây màu đen có 2 sợi, có phích cắm ( đây chính là dây dẫn điện 220V). Buộc 1 sợi vào số 220V ở phía sau Sạc, sợi còn lại buộc vào số 0 bên cạnh số 220V. Bảo đảm rằng dây được buộc chắc và siết chặt. Chúng ta hoàn thành phần đầu vào 220V cho Sạc

    Chúng ta lấy sợi dây đỏ ( có gắn kẹp màu đỏ một đầu), gắn đầu không có kẹp vào cực + của sạc ( nằm ở mặt trước sạc). Lấy sợi dây đen ( có gắn kẹp màu đen một đầu), gắn đầu không có kẹp vào cực của sạc ( bên cạnh cực +). Đảm bảo rằng các đầu gắn phải được buộc chặt chẽ, siết chắc chắn bằng Bulong. Chúng ta hoàn thành phần đấu nối sạc

   +  Tiến hành sạc: Đưa xe nâng đến vị trí sạc, phía bên hông xe nâng điện có một Ô của sổ nhỏ bằng bàn tay xòe, chúng ta mở cửa đó ra sẽ thấy 2 chiệc phích cắm cắm vào nhau. Đó chính là ổ cắm dẫn điện từ Acquy lên hệ thống của xe nâng. Chúng ta sẽ cầm lấy Phích phía dưới, kéo mạnh trở xuống lúc đó 2 phích cắm sẽ rời nhau. Toàn bộ điện hệ thống đã bị ngắt. Nhìn vào Phích cắm chúng ta sẽ thấy dấu + và dấu -  ghi trên thân phích cắm. Lúc này chúng ta lấy chiệc kẹp màu đỏ được gắn 1 đầu bởi cực + của sạc kẹp vào dấu + của Phích cắm xe nâng và lấy chiếc kẹp màu đen gắn vào cực của phích cắm . Việc nối giữa Acquy xe nâng và bộ sạc đã hoàn tất. Tiếp theo chúng ta cắm phích đen dùng cho điện 220V của Sạc vào ổ điện lưới 220V, đèn đỏ trên sạc sẽ báo điện đã vào sạc . Tiếp đến chúng ta bật Ác tô mát ( được gắn trên mặt trước của sạc) về vị trí ON. Điều chỉnh núm điều chỉnh hiệu điện thế về số 48V và tốc độ dòng điện về số 4 ( sạc bình thường), với số 4 thì sạc khảng 5 đến 6 giờ  Acquy sẽ đầy điện.

 Lưu ý: Phải chắc chắn khi chưa cắm xong đầu nối sạc với Acquy và Sạc với điện 220V thì không được bật Ác tô mát về ON. Đề phòng chập điện đầu gắn vô sạc

-      Cách đẩy Acquy về phía trước thế nào? Bật chìa khóa điện, chân phải đạp vào núm thép trong buồng lái ,phía trên sàn đứng khoảng 20cm, đạp chân phải theo hướng từ trên xuống, tay trái vặn và giữ chìa khóa điện ( giống như đề khởi động xe ô tô) kết hợp tay phải đẩy cần dịch chuyển dàn nâng về phía trước. Lúc này bình acquy sẽ được đẩy về phía trước cùng với dàn nâng. Khi đưa Acquy vào vị trí cũ ta làm tương tự, chỉ khác là kéo cần dịch chuyển dàn nâng về phía sau.

-      Khi nào cần thay dầu thủy lực? Dầu thủy lực nếu bị hao hụt thì châm thêm, sau 3 năm thì cần thay thế một lần. Dầu thủy lực hay còn gọi là dầu 10( theo dân gian) được bán ở hầu hết các trạm xăng dầu.

-      Mỗi lần thay dầu thủy lực là bao nhiêu lít? Khoảng 8 đến 10 Lit

-      Làm sao để biết dầu thủy lực bị thiếu? Khi cần nâng không nâng được lên cao tối đa và lúc đó có hiện tượng rung nhẹ do thiếu dầu thủy lực.


Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn trực tiếp:

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Tại Hà Nội:  A25, Km14+200 - QL1A, KCN Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội

                      ĐT: 04.3861.1669 - 04.3686.5461           Fax: 04.3686.6643

2. CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Tại TP.HCM:  20/32 Hồ Đắc Di, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh

                      ĐT: 08.3849.6898 - 08.3849.6899             Fax: 08.3849.6080